Hướng dẫn thay bánh xe dự phòng cho xe ô tô dễ thực hiện nhất nhằm giúp bạn có thể dễ dàng thực hiện thao tác thay bánh phụ khi xảy ra sự cố.
Bánh xe dự phòng là một thứ rất quan trọng cần thiết sẽ giúp bạn nhanh chóng thay bánh xe khi gặp sự cố nổ lốp hoặc cán phải đinh mà không có tiệm để vá hoặc thay.
Tham khảo thêm bài viết: >> Học lái xe ô tô Hà Nội <<
Vì sao bạn nên có bánh xe dự phòng khi đi trên đường?
– Giúp bạn nhanh chóng thay thế bánh xe bị hỏng mà không thấy có tiệm sửa chữa khi bị hỏng bánh khi đi trên đường.
– Giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc nếu bạn vào quán không quen thì rễ bị chặt chém về tiền.
– Giúp bạn an tâm di chuyển trên đường dài mà không lo hỏng bánh.
Hướng dẫn thay bánh xe dự phòng cho xe ô tô dễ thực hiện nhất
– Việc thay bánh xe dự phòng chỉ áp dụng với xe có bánh nhỏ rễ tháo lắp chứ không áp dụng với các xe có bánh lớn như xe tải. Nếu là xe tải hoặc các xe có bánh lớn bạn lên gọi thợ xử lý sẽ tốt hơn bởi vì thợ có đồ nghề chuyên sẽ rễ dàng thay thế.
Các bước cần thiết để có thể thay bánh rễ dàng hơn.
Bước 1. Chuẩn bị:
– Tùy vào từng dòng xe sẽ có các cách chuẩn bị khác nhau.
– Chuẩn bị gồm: Kích xe( đồ nâng ), cờ lê hoặc súng có đầu phù hợp vặn ốc và không thể thiếu là lốp( bánh xe dự phòng) đủ điều kiện an toàn vận hành.
– Và 1 đến 2 bánh xe dự phòng đủ điều kiện tiêu chuẩn.
Lưu ý: Nếu cốp bạn rộng và hay đi xa thì bạn nên trang bị bánh xe dự phòng để giúp bạn sơ cứu trong trường không may.
Bước 2. Xử lý tình huống:
– Nếu bạn hỏng xe ở trên đường thì bạn lên nhanh chóng lái xe áp sát lề đường hoặc trên vỉa hè nơi có mặt phẳng.
– Đặt vật cản để thông báo cho người điều khiển phương tiện biết để tránh và áp dụng các phương pháp an toàn trước khi xuống xe và đỗ xe.
– Trong quá trình thay bánh xe ô tô bạn nên lưu ý bật đèn tín hiệu sự cố (là nút màu đỏ in hình tam giác trên táp lô) hoặc mở nắp capô để cảnh báo để các phương tiện trên đường được biết xe bạn đang sửa chữa sự cố. Ngoài ra bạn nên kéo phanh tay và chuyển cần về số N, đối với xe số sàn thì để ở số N về hết số và kéo phanh tay và đặt vật cản ở 2 đầu sau khi đưa xe vào áp sát lề đường.
Xem thêm:> Mua bảo hiểm dành cho xe ô tô nhanh chóng <
Bước 3. Đưa xe hoặc kéo đến chỗ bằng phẳng và có ít phương tiện qua lại nếu cần.
– Nhằm giúp xe tránh bị trôi, tuột khi xử lý nhằm tránh xảy ra tai nạn giao thông đáng có.
Bước 4. Chặn bánh xe để tránh bị trôi.
– Trong quá trình sửa lốp chiếc xe của bạn có thể bị trôi rất nguy hiểm và rất rễ xảy ra tai nạn giao thông.
– Do vậy mà sau khi di chuyển đến vị trí thích hợp hãy tìm những vật nặng như đá, khúc gỗ, gạch, vv để chặn cho cả phần lốp trước và lốp sau cố định chiếc xe lại trước khi tiến hành các bước thay lốp.
5. Lấy đồ nghề để thay bánh.
– Kích xe là một thứ rất quan trọng để giúp nâng bánh xe lên cho đủ tầm.
– Việc sử dụng kích như thế nào cho đúng tránh làm vỡ. Nếu không chắc chắn việc sử dụng kích hãy đọc lại hướng dẫn sử dụng để tránh việc đặt kích vào bộ phần bằng nhựa phía dưới xe sẽ gây vỡ phần nhựa của xe. Nếu bạn không giỏi có thể mang qua thợ nhờ họ thao tác qua giúp bạn học được cách làm đối với xe bạn nhằm tránh hư hại.
-Với những mẫu xe ô tô hiện đại hiện nay có thiết kế một khấc nhỏ hoặc chỗ đánh dấu nằm ở phía trước hoặc phía trước bánh để đặt kích vào. Nâng kích cho khít chặt vào khung xe, đứng vững thế rồi tiếp tục nâng kích đến khoảng cách đủ để tháo bánh xe tầm từ bánh xe đến mặt đất là 2cm. Trong quá trình thực hiện bạn nên cẩn thận tránh làm trầy xước tay khi xoay bộ mở ốc và đảm bảo kích đứng vuông góc với mặt đất.
6. Tháo và thay bánh.
+ Tháo nắp chụp trục bánh xe và nới các ốc bằng cách quay ngược chiều kim đồng hồ.
+ Tháo bu-lông ra khỏi phần lazăng bạn hãy vặn ngược theo kim đồng hồ.
+ Nếu như bu-lông quá chặt thì hãy hạ thêm tầm kích cho bánh xe bám chắc vào lề đường và tiếp tục vặn đến khi tháo được bu-lông.
+ Nâng kích lên và lôi lốp bị hỏng ra bên ngoài.
+ Chú ý: Nếu bạn có súng tháo và lắp ốc việc tháo lắp sẽ rễ dàng và nhanh hơn khi dùng cờ lê vặn.
+ Sau đó bạn dùng chân đạp mạnh về phía trên để đẩy bánh ra chứ không nên dùng tay để kéo.
+ Sau đó đưa lốp dự phòng vào trục và tiến hành vặn ốc. Chú ý không vặn hai con ốc cạnh nhau mà cách một ốc để đảm bảo bánh xe không bị lệch góc.
+ Nếu không có vật chắn có thể cho bánh dự phòng vào dưới gầm xe để tránh bị trôi, khi nào thay bánh ta lại để bánh bị hỏng vào để tránh tình trạng bị sập gầm.
+ Ngoài ra nên kiểm tra áp xuất lốp dự phòng có đủ tiêu chuẩn về hơi hay không nếu không đủ bạn phải bơm thêm để đảm bảo sự di chuyển an toàn khi đi trên đường.
Xem thêm bài viết: > Thi bằng lái xe máy tại Hà Nội <
7. Hoàn thành việc thay bánh xe
Hạ kích tối đa đến khi bánh xe ô tô chạm đất rồi lôi kích ra ngoài. Sau khi lôi kích ra bạn dùng cờ lê để siết chặt hết các con ốc một lần nữa còn nếu bạn dùng súng thì không cần.
Thu hồi dụng cụ, lốp xẹp cho gọn gàng vào trong xe.
Nổ máy cho xe chạy thử để xem xe có hiện tượng rung lắc và hoạt động bình thường hay không.
Như vậy là công việc thay bánh xe ô tô đã được hoàn thành.
Lưu ý: Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc không chắc chắn thì hãy đem xe đến các trạm sửa xe gần nhất để kiểm tra lại và hỏi họ để học hỏi.
Liên hệ để được tư vấn khóa học lái xe ô tô chất lượng và hiệu quả nhất tại Hà Nội.
+ Hotline 0927.679.222 Liên hệ: Zalo hoặc facebook.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của Trung tâm đào tạo lái xe Nam Tiến . Nếu các bạn có nhu cầu học lái xe hãy liên hệ với chúng tôi một cách nhanh chóng nhất để được tư vấn và được hưởng các ưu đãi đặc biệt dành cho các bạn.