Biển báo chỉ dẫn trong luật giao thông đường bộ Việt Nam mới nhất đem đến với bạn kiến thức vê tất cả các loại biển báo chỉ dẫn cần nhớ.
Tác dụng của biển báo chỉ dẫn?
– Chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết được mà thực hiện nhằm đảm bảo an toàn.
Xem thêm bài viết: >> Học lái xe ô tô Hà Nội <<
Các loại biển báo chỉ dẫn trong luật giao thông đường bộ Việt Nam gồm những gì?
Sau đây Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe Nam Tiến sẽ cung cấp đến bạn kiến thức đẩy đủ nhất về tất cả các loại biển báo chỉ dẫn mà bạn cần ghi nhớ trước khi tham gia giao thông.
– Đặc điểm nhận biết đã số có hình vuông có nền màu xanh và hình màu trắng.
Biển chỉ dẫn là 01 trong 05 nhóm biển báo hiệu đường bộ cơ bản. Hiện nay, các loại biển chỉ dẫn được quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/7/2020.
Theo Quy chuẩn mới, nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.
Biển báo chỉ dẫn bao gồm:
Biển số I.401 “Bắt đầu đường ưu tiên”, I.402 “Hết đoạn đường ưu tiên”
Để biểu thị ưu tiên cho các phương tiện trên đường có đặt biển này được đi trước, đặt biển số I.401 “Bắt đầu đường ưu tiên”. Trên đoạn đường này, phương tiện được quyền ưu tiên đi qua nơi giao nhau không có điều khiển giao thông. Phương tiện trên đường khác nhập vào hay cắt ngang qua phải nhường đường (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định). Nếu ở chỗ giao nhau có điều khiển giao thông thì nguyên tắc chạy xe ưu tiên hết tác dụng (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).
Đến hết đoạn đường quy định là ưu tiên, đặt biển số I.402 “Hết đoạn đường ưu tiên”.
Biển số I.405 (a,b,c) “Đường cụt”
Biển số I.405 (a,b) để chỉ lối rẽ vào đường cụt. Tùy theo lối rẽ vào đường cụt mà chọn kiểu biển cho phù hợp. Biển này đặt trên đường chính trước khi đến nơi đường giao nhau để rẽ vào đường cụt.
Biển số I.405c để chỉ dẫn phía trước là đường cụt. Biển này đặt trước đường cụt 300 m đến 500 m và cứ 100 m phải đặt thêm một biển.
Biển số I.406 “Được ưu tiên qua đường hẹp”
Biển báo chỉ dẫn được ưu tiên qua đường hẹp dùng để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông cơ giới biết mình được quyền ưu tiên đi trước trên đoạn đường hẹp.
Biển số I.407 (a,b,c) “Đường một chiều”
Để chỉ dẫn những đoạn đường chạy một chiều, đặt biển số I.407(a,b,c) “Đường một chiều”.
Biển số I.407 (a,b,c) chỉ cho phép các loại phương tiện giao thông đi theo chiều vào theo mũi tên chỉ, cấm quay đầu ngược lại (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).
Biển số I.408 “Nơi đỗ xe”
Biển này để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe, những bãi đỗ xe, bến xe…
Biển số 408a “Nơi đỗ xe một phần trên hè phố”.
Để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe một phần trên hè phố rộng, đặt biển số I.408a “Nơi đỗ xe một phần trên hè phố”. Xe phải đỗ sao cho các bánh phía ghế phụ trên hè phố.
Biển số I.409 “Chỗ quay xe”.
Báo hiệu đến chỗ được phép quay xe.
Biển số I.410 “Khu vực quay xe”.
Để chỉ dẫn khu vực được phép quay đầu xe, đặt biển số I.410 “Khu vực quay xe”. Trên biển mô tả cách thức tiến hành quay xe.
Biển số I.413a “Đường phía trước có làn đường dành cho ô tô khách” và biển số I.413 (b,c) “Rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách”.
Biển số I.414 (a, b, c, d) “Chỉ hướng đường”.
Ở các nơi đường bộ giao nhau, đặt biển số I.414 (a, b, c, d) “Chỉ hướng đường” để chỉ dẫn hướng đường đến các địa danh, khu dân cư. Trên biển cần chỉ dẫn cả số hiệu (tên) đường và cự ly (làm tròn đến kilômét; nếu cự ly < 1,0 km thì làm tròn đến 100 m):
– Biển số I.414 (a,b) đặt ở nơi đường bộ giao nhau và chỉ có một địa danh và khu dân cư trên hướng đường cần phải chỉ dẫn.
– Biển số I.414 (c,d) đặt ở nơi đường bộ giao nhau có từ hai địa danh, khu dân cư cần phải chỉ dẫn trên biển. Địa danh xa hơn phải viết bên dưới.
Biển số I.415 “Mũi tên chỉ hướng đi”.
Biển số I.416 “Đường tránh”.
Để chỉ dẫn lối đi đường tránh, đường vòng trong trường hợp đường cấm vì lý do đường, cầu bị tắc hoặc thi công và cấm một số loại xe đi qua, đặt biển số I.416 “Đường tránh” trước các đường giao nhau.
Biển số I.417 (a,b,c) “Chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe”.
Biển số I.418 “Lối đi ở những vị trí cấm rẽ”
Để chỉ lối đi ở các nơi đường giao nhau bị cấm rẽ, đặt biển số I.418 “Lối đi ở những vị trí cấm rẽ”. Biển được đặt ở nơi đường giao nhau trước đường cấm rẽ.
Biển số I.419 “Chỉ dẫn địa giới”
Để chỉ dẫn địa giới hành chính giữa các thành phố, tỉnh, huyện, đặt biển số I.419 “Chỉ dẫn địa giới”
Biển số I.422 “Di tích lịch sử”
Để chỉ dẫn những nơi có di tích lịch sử hoặc những nơi có danh lam thắng cảnh, những nơi có thể tham quan… ở hai ven đường.
Biển số I.423 (a,b) “Vị trí người đi bộ sang ngang”.
Để chỉ dẫn người đi bộ và người tham gia giao thông biết vị trí dành cho người đi bộ sang ngang, đặt biển số I.423 (a,b) “Vị trí người đi bộ sang ngang”.
Biển số I.424 (a,b) “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ”.
Để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường, đặt biển số I.424 (a,b) “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ” và I.424 (c,d) “Hầm chui qua đường cho người đi bộ”
Biển số I.425: Bệnh Viện.
Để chỉ dẫn sắp đến cơ sở điều trị bệnh ở gần đường như bệnh viện, bệnh xá, trạm xá, vv. Gặp biển này người lái xe đi chậm chú ý quan sát không sử dụng còi.
Biển số I.426: Trạm cấp cứu.
Để chỉ nơi có trạm cấp cứu y tế ở gần đường.
Biển số I.427a “Trạm sửa chữa”.
Để chỉ dẫn nơi đặt xưởng, trạm chuyên phục vụ sửa chữa ôtô, xe máy hỏng trên đường, phải đặt biển số I.427a “Trạm sửa chữa”.
Biển số I.427b “Trạm kiểm tra tải trọng xe”.
Biển số I.428 “Cửa hàng xăng dầu”.
Để chỉ dẫn những nơi có đặt cửa hàng xăng, dầu hoặc nạp điện phục vụ cho phương tiện giao thông đi trên đường, phải đặt biển số I.428 “Cửa hàng xăng dầu”.
Biển số I.429 “Nơi rửa xe”.
Để chỉ dẫn những nơi có bố trí rửa xe, phải đặt biển số I.429 “Nơi rửa xe”.
Biển số I.430 “Điện thoại”.
Để chỉ dẫn những nơi có đặt trạm điện thoại công cộng chuyên phục vụ khách đi đường, phải đặt biển số I.430 “Điện thoại”.
Biển số I.431 “Trạm dừng nghỉ”.
Để chỉ dẫn những nơi có các dịch vụ phục vụ khách đi đường (ăn uống nghỉ ngơi, cung cấp nhiên liệu…), phải đặt biển số I.431 “Trạm dừng nghỉ”. Tùy trạm dừng nghỉ có dịch vụ gì mà bố trí các biểu tượng hình vẽ cho phù hợp.
Biển số I.432 “Khách sạn”.
Để chỉ dẫn nơi có khách sạn phục vụ khách đi đường, phải đặt biển số I.432 “Khách sạn”.
Biển số I.433a “Nơi nghỉ mát”.
Để chỉ dẫn nơi nghỉ mát, phải đặt biển số I.433a “Nơi nghỉ mát”.
Biển số I.433 (b,c,d) – Báo hiệu nơi cắm trại, nhà nghỉ lưu động.
Trên các tuyến đường đối ngoại và các tuyến đường có nhiều người nước ngoài đi lại, để chỉ dẫn sắp đến nơi có vị trí cắm trại, nơi tập kết nhà lưu động phải đặt biển số I.433b “Nơi cắm trại”, biển số I.433c “Nơi dành cho nhà lưu động” hoặc biển số I.433d “Nơi cắm trại và nhà lưu động”.
Biển số I.433e – Báo hiệu nhà trọ (Youth Hostel).
Trên các tuyến đường đối ngoại và các tuyến đường có nhiều người nước ngoài đi lại, để chỉ dẫn sắp đến nơi có nhà trọ, phải đặt biển số I.433e “Nhà trọ”.
Biển số I.434a “Bến xe buýt”.
Để chỉ dẫn chỗ dừng đỗ xe buýt cho khách lên xuống, phải đặt biển số I.434a “Bến xe buýt”. Biển số I.434a được bố trí kết hợp với biển phụ để chỉ dẫn các thông tin về số hiệu tuyến, tên tuyến, điểm đầu, điểm cuối và lộ trình tuyến xe buýt. Biển phụ có thể bố trí liền kề với biển số I.434a hoặc trong khu vực đón trả khách.
Trong trường hợp chỗ dừng đỗ xe buýt không phải là bến xe theo các quy định hiện hành thì thay chữ “Bến xe buýt” trên biển thành chữ “Điểm dừng xe buýt”.
Trong trường hợp chỗ dừng đỗ dùng để đón trả khách tuyến cố định thì thay chữ “Bến xe buýt” thành chữ “Điểm đón trả khách tuyến cố định” và bỏ chữ “BUS STOP” trên biển.
Biển số I.434b “Bến xe tải”.
Để chỉ dẫn khu vực đỗ xe tải để nhận và trả hàng hóa, phải đặt biển số I.434b “Bến xe tải”.
Trong trường hợp khu vực đỗ xe tải không phải là bến xe theo các quy định hiện hành thì thay chữ “Bến xe tải” trên biển thành chữ “Điểm dừng xe tải”.
Biển số I.435 “Bến xe điện”
Để chỉ dẫn chỗ dừng đỗ xe điện cho khách lên xuống, phải đặt biển số I.435 “Bến xe điện”.
Biển số I.436 “Trạm cảnh sát giao thông”
Để chỉ dẫn nơi đặt trạm cảnh sát giao thông, phải đặt biển số I.436 “Trạm cảnh sát giao thông”. Các phương tiện phải giảm tốc độ đến mức an toàn và không được vượt khi đi qua khu vực này.
Biển số I.437 “Đường cao tốc”
Để chỉ dẫn bắt đầu đường cao tốc, đặt biển số I.437 “Đường cao tốc”.
Biển số I.443 “Xe kéo rơ-moóc”
Để báo hiệu xe có kéo moóc hoặc xe kéo xe, đặt biển số I.443 “Xe kéo rơ-moóc”.
Biển số I.443 được đặt trên nóc cabin xe kéo.
Nền biển màu xanh lam, hình tam giác màu vàng khoảng cách đều các cạnh hình vuông.
Biển 1.446: Nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật:
Biển chỉ dẫn vị trí chuyên dùng cho người khuyết tật.
Biển số I.447 “Biển báo cầu vượt liên thông”
Biển đặt tại vị trí trước khi vào cầu vượt có tổ chức giao thông liên thông giữa các tuyến. Tùy theo nút giao mà bố trí biển số I.447a, I.447b, I.445c, I.447d cho phù hợp. Tại các lối rẽ thì sử dụng biển I.414c, d để báo các hướng đi.
Biển số 1.448: Làn đường cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp.
– Là biển chỉ dẫn gồm 3 cặp biển ở các cự ly 2km, 1km và 300m nhằm chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết vị trí khoảng cách có nàn cứu nạn.
Biển 1.449: Biển tên đường.
Là biển báo tên đường cho các tuyến đường đối ngoại.
Biển báo giao thông gồm những dạng biển nào?
Biển báo giao thông bao gồm:
+ Biển báo cấm.
+ Biển báo nguy hiểm.
+ Biển báo hiệu lệnh.
+ Biển báo chỉ dẫn.
+ Biển báo phụ.
+ Vạch kẻ đường.
+ Xem chi tiết: >Hệ thống biển báo cấm< |
+ Xem chi tiết: >Hệ thống biển nguy hiểm< |
+ Xem chi tiết: > Hệ thống biển báo hiệu lệnh<< |
+ Xem chi tiết: >> Hệ thống biển báo phụ<< |
+ Xem chi tiết: >> Hệ thống vạch kẻ đường << |
- Hotline 0927.679.222 Liên hệ: Zalo hoặc facebook.
- Trực Tiếp:
- Cơ sở 1: Số 1b, ngõ 199, Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Cơ sở 2: Khu 7 , Thị Trấn Trạm Trôi , Hoài Đức , Hà Nội.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của Trung tâm đào tạo lái xe Nam Tiến. Nếu các bạn có nhu cầu học lái xe hãy liên hệ với chúng tôi một cách nhanh chóng nhất để được tư vấn và được hưởng các ưu đãi đặc biệt dành cho các bạn.