Tài liệu ôn thi lý thuyết bằng lái xe máy A1 kèm hướng dẫn học hiệu quả cho người mới giúp họ ôn luyện hiệu quả giúp bạn thi đỗ 100%.
Lý thuyết thi bằng lái xe máy A1 gồm những gì?
– Người học sẽ phải ôn luyện: 200 câu hỏi bao gồm: Lý thuyết, Biển Báo, Sa hình.
– Đề thi bằng lái xe máy A1 gồm: 25 câu lấy ngẫu nhiên từ 200 câu hỏi ôn luyện.
– Điểm Đạt : từ 21/ 25 câu trở lên. Mỗi 1 câu hỏi chỉ chọn 1 đáp án đúng. Và không sai Câu hỏi điểm liệt ( không cảnh báo).
– Thời gian làm bài thi là: 19 phút.
Tải phần mềm ôn thi lý thuyết bằng lái xe máy hạng A1 trên điện thoại:
Tải áp ôn thi lý thuyết bằng lái xe máy ấn chữ màu xanh gắn link: > Tải áp ôn thi lý thuyết hiệu quả nhất <
Hướng dẫn sử dụng tài liệu ôn thi lý thuyết hạng A1 cho người mới
– Tài liệu ôn tập có 4 phần: lý thuyết, biển báo, sa hình và 8 đề thi lý thuyết tổng hợp 200 câu hỏi ôn tập.
– Bước 1 Ôn tập biển báo:
+ Học phần biển báo phân biệt nhận biết 5 loại biển báo và ý nghĩa từng biển: Biển báo cấm, Biển báo nguy hiểm, Biển báo hiệu lệnh, Biển báo chỉ dẫn, Biển báo phụ và Vạch kẻ đường nhằm trang bị cho bạn kiến thức cần thiết trước khi làm đề. Tiếp theo đó bạn vận dụng phần hình ảnh để tra và làm phần biển báo ở phần ôn tập câu hỏi trong áp ôn tập.
+ Quy trình làm: Đọc câu hỏi – tra tác dụng từng biển – đọc lại câu hỏi và tư duy với biển – chọn đáp án.
– Bước 2:
Học phần Sa hình bạn đọc và ghi nhớ thứ tự quy tắc để áp dụng.
– Bước 3:
Học phần lý thuyết vận dụng phần từ khóa bên dưới để làm lý thuyết ở phần ôn tập câu hỏi trong áp.
Lưu ý:
+ Phần câu hỏi điểm liệt và số câu rễ sẽ không cần từ khóa các bạn có thể tự đọc và làm.
+ Bạn có thể chia nhỏ số câu ôn tập mỗi ngày 50 đến 100 câu trong lúc đầu óc tỉnh táo nhất. Đừng ôn khi đầu óc mệt mỏi, ôn chậm nhớ lâu còn hơn ôn nhanh rồi quên sạch.
Bước 4 Ôn tập và làm lại 200 câu hỏi:
+ Sau khi bạn ôn tập hết 200 câu hỏi ở phần ôn tập thì bạn nên xóa đi làm lại bằng cách nhấn vào hình 3 gạch hoặc hình tròn xoay để xóa. Bạn có thể xóa đi và làm lại từ 1 đến 3 lần để làm cho đến khi ôn tập nhuần nhuyễn.
+ Đây là bước giúp bạn củng cố kiến thức sau khi bạn đã nạp kiến thức ở bước đầu. Ở bước này bạn nên tự làm theo kiến thức nhớ của mình nếu câu nào bạn đang phân vân hoặc không nhớ thì bạn có thể tra lại và củng cố kiến thức.
Bước 5 Làm Đề:
+ Sau khi bạn làm xong câu hỏi ở phần ôn tập câu hỏi thì bạn tiếp tục chuyển sang phần thi theo bộ đề trong áp ở đây bạn luyện tập bộ đề đến khi nào bạn chỉ sai 1 đến 2 câu và không sai câu liệt coi như bạn ôn tập thành công.
Lưu ý:
+ Trước khi đi thi khoảng 1 đến 2 ngày nên làm lại 200 câu hỏi để tránh trường hợp quên kiến thức. Sau đó chuyển sang làm 8 đề thi ở ngày thứ 3.
+ Khi làm bài thi, Thao tác làm bài chỉ dùng Bàn phím ( phím lên xuống để chọn câu hỏi; phím 1 2 3 4 để chọn đáp án) không được Dùng chuột. Trước nộp bài bạn nên kiểm tra lại đáp án tránh trường hợp chọn sai. Quy trình làm bài thi bạn nên làm từ câu 25 – 1 rồi kiểm tra lại đáp án từ 1 đến câu 25 để giúp bạn tránh trọn sai đáp án và sai câu điểm liệt.
Xem thêm:> Hướng dẫn tải và cài đặt phần mềm luyện thi lý thuyết trên máy tính và lap top <
Hướng dẫn làm bài thì thực hành bằng lái xe máy A1 hiệu quả nhất
Bấm vào dòng chữ màu xanh để dẫn đến bài đọc kèm clip hướng dẫn:
Xem thêm bài viết:> Hướng dẫn làm bài thi thực hành bằng lái xe máy A1 giúp bạn thi đỗ 100% <
Tài liệu ôn thi lý thuyết bằng lái xe máy A1
1. Lý Thuyết Luật A1:
A) Phần chữ in đậm dưới đây là Phần đáp án luôn đúng khi gặp các câu hỏi chứa Phần không gạch chân:
- Phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại: Phần đường cho xe chạy
- Làn đường: Có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn
- Dải phân cách : Là bộ phận của đường để phân chia
- Dải phân cách : gồm loại cố định và di động
- Người lái xe: là người điều khiển xe cơ giới
- Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên: 18 tuổi ( Lái xe mô tô + ô tô con + ô tô tải)
- 16 tuổi: Xe gắn máy có có dung tích xi-lanh dưới 50cm3
- Đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện đến từ các hướng khác nhường: là đường ưu tiên
- Phương tiện tham gia giao thông cơ giới đường bộ: Kể cả xe máy điện
- Phương tiện tham giao thông thô sơ đường bộ: Các loại xe tương tự
- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ: Cơ giới + thô sơ + xe máy chuyên dùng
- Người tham gia giao thông đường bộ: Người điều khiển, sử dụng phương tiện, dẫn dắt súc vật, đi bộ trên đường
- Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ: Điều khiển xe cơ giới, thô sơ, xe máy chuyên dùng
- Người lái xe được sử dụng còi trong đô thị: Từ 5h sáng đến 22h tối
- Người lái xe sử dụng đền trong khu đô thị vào ban đêm: Đèn chiếu gần( đèn cốt)
- Tay của cảnh sát giao thông:
- Chỉ hướng nào thì xe hướng đó được phép đi, còn những hướng tay không chỉ thì không được đi.
- Dơ tay lên trời thì xe ở tất cả các hướng khi đến nơi giao nhau phải dừng lại.
- (Trừ trường hợp xe đã đi vào nơi giao nhau thì được phép đi tiếp theo hướng đi mong muốn).
- Người điều khiển giao thông: Là cảnh sát giao thông
- Dừng xe: Đứng yên tạm thời
- Đỗ xe: Đứng yên không giới hạn
- Cuộc đua chỉ được thực hiện: Được cơ quan có thẩm quyền cho phép
- Hạng A1: Lái xe từ 50 cm3 đến dưới 125 cm3 + xe mô tô ba bánh cho người khuyết tật
- Khai báo mất giấy phép lái xe, khi ra đường xuất trình được giấy phép lái xe thì sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe. Sẽ không được cấp giấy phép trong vòng: 5 năm.
- Nơi có đặt biển báo cố định và biển báo tạm thời: Báo hiệu tạm thời.
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định, đội mũ bảo hiểm đúng quy cách.
- Xe thô sơ phải đi bên làn đường bên phải trong cúng; xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
- Lái xe trên đường hẹp, xuống dốc: Nhường đường cho xe lên dốc.
- Chuyển hướng: Quan sát gương, giảm tốc độ, ra tín hiệu chuyển hướng, quan sát an toàn và chuyển hướng.
- Xe sau xin vượt: giảm tốc độ, đi sát về phần đường bên phải.
- Đi trên đường không ưu tiên: Nhường đường cho xe trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất cứ hướng nào tới.
- Đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến: nhường xe bên phải.
- Khoảng cách an toàn khi đến nơi giao nhau đường bộ với đường sắt là: 5m trở lên.
- Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong hầm đường: Tất cả các xe phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu.
- Chở tối đa 2 người: Người bệnh đi cấp cứu; trẻ em dưới 14 tuổi; áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
- Đường bộ trong khu vực đông dân cư: Được xác định bằng biển báo hiệu là đường khu đông dân cư
- Tốc độ tối đa : Xe gắn máy và các dòng tương tự : 40km/h ở tất cả các con đường.
- Xe mô tô, ô tô chở người và tất cả các loại xe khác trong khu vực dân cư: Đường đôi 1 chiều đường ( Có giải phân cách): 60km/h. Đường hai chiều: 50km/h.
B) Kiến thức thêm về tốc độ tối đa:
Phương Tiện Tham Gia Giao Thông Đường Bộ. | Trong khu dân cư | Ngoài Khu dân cư | ||
Đường Đôi 1 chiều đường ( Có giải phân cách ở giữa) | Đường 2 chiều | Đường Đôi 1 chiều đường ( Có giải phân cách ở giữa) | Đường 2 chiều | |
Xe máy chuyên dùng, Xe gắn máy( kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. | 40 | 40 | 40 | 40 |
Ô tô con, ô tô tải, ô tô chở người đến 30 chỗ( Trừ xe buýt) ô tô có tải trọng nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn. | 60 | 50 | 90 | 80 |
Ô tô chở người trên 30 chỗ ( trừ xe buýt) Ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn ( Trừ ô tô xi téc). | 60 | 50 | 80 | 70 |
Ô tô buýt, đầu kéo sơ mi rơ moóc, xe Mô Tô, Ô tô chuyên dùng ( Trừ ô tô trộn vữa bê tông). | 60 | 50 | 70 | 60 |
Ô tô kéo rơ moóc, trộn vữa, bê tông, xi téc, ô tô kéo xe khác . | 60 | 50 | 60 | 50 |
2. Biển Báo thi bằng lái xe A1:
Quy tắc bạn cần ghi nhớ:
+ Hiệu lực của biển báo luôn tuôn tác dụng sau biển. ( Nếu đi cùng biển báo phụ hướng tác dụng thì sẽ tuân theo hướng mũi tên của biển báo).
+ Hiệu lực của biển báo sẽ hết tác dụng ở ngã 3 và ngã 4 tiếp theo.
+ Biển báo cấm gì thì không cái còn lại. VD: Cấm rẽ trái nhưng không cấm quay đầu, đi thẳng và rẽ phải.
+ Biển báo có hình là cấm riêng còn không hình là cấm tất cả gồm cả xe máy và xe cơ giới.
+ Đa số biển báo và đèn tín hiệu không tác dụng với xe ưu tiên. trừ biển STOP có tác dụng cấm tất cả các loại xe đi vào.
A. Biển Báo Cấm:
– Hình thái : Đa số hình tròn và viền màu đỏ.
Tham khảo thêm bài viết: >> Học lái xe ô tô Hà Nội <<
B. Biển cảnh báo nguy hiểm:
– Hình thái đa số: Tam giác có nền màu vàng. Trừ 1 số biển có sự khác biệt nên nhớ.
C. Biển báo hiệu lệnh: Tác dụng phải tuân theo hiệu lệnh bắt buộc.
– Hình thái: đa số hình tròn nền xanh. Trừ 1 số biển có sự khác biệt ta cũng nên cần nhớ.
D. Biển chỉ dẫn: Chỉ dẫn phía trước.
– Hình thái: đa số hình vuông và chữ nhật có nền xanh. Trừ 1 số biển có hình thái khác biệt ta cũng nên cần nhớ.
E. Biển báo Phụ: bổ sung ý nghĩa khi đi cùng với biển báo chính.
+ Vạch kẻ đường:
– Vạch màu vàng : là vạch phân 2 chiều xe chạy.
– Vạch màu trắng : là vạch phân làn đường xe chạy cùng chiều.
- Vạch nét đứt thì được Đè, vạch nét liền là không được Đè ( Áp dụng cho cả vạch trắng và vạch vàng).
+ Vạch : Quy định vị trí dừng đỗ của phương tiện giao thông công cộng trên đường.
– Là vạch quy định vị trí dừng đỗ xe của phương tiện vận tải hành khách công cộng trên đường: Xe buýt, tác xi, vv…
Xem thêm: > Thi bằng lái xe Phân Khối Lớn ở Hà Nội <
3. Quy tắc Sa Hình.
– Các xe đi theo đúng thứ tự:
1. Xe ưu tiên, thứ tự được đi: Cứu Hỏa – Quân Sự– Công An – Cứu Thương – Xe Đoàn. Cách nhớ tắt: Hỏa – Sự – An – Thương.
- Được nhường đường khi bật còi và đèn ở bất kỳ hướng nào.
- ( Trừ nơi có đặt biển ‘Stop’ tất cả các xe kể cả xe ưu tiên đều không được phép đi vào).
- Trừ trường hợp khi đến nơi giao nhau với đường sắt khi thấy bật đèn, còi và rào chắn thì tất cả các xe kể cả xe ưu tiên phải dừng lại ở khoảng cách 5m trở lên.
2. Xe trên đường ưu tiên:
– Biển 1 ( Bắt đầu đường Ưu Tiên) và Biển 2 ( Giao nhau với đường không Ưu Tiên) là biển được Ưu Tiên đi trước khi nơi giao nhau.
– Biển 3 ( Giao nhau với đường Ưu Tiên) là biển phải nhường đường, xe ở đường có biển này phải nhường đường cho xe ở biển 1 và 2 đi trước.
3. Đường đồng cấp: là đường không có biển báo hoặc đường giống nhau.
+ Quy tắc 1: Bên phải trống không vướng được quyền đi trước.
( Có nghĩa là con đường bên bên cạnh của xe ở phía bên tay phải không có xe đi vào hoặc ra).
+ Quy tắc 2: Nếu 2 xe bên phải cùng vướng hoặc cùng không vướng thì dùng hướng đi của xe: Rẽ phải đi đầu, tiếp đến đi thẳng tiến đến đến rẽ trái.
4. Quy tắc đi vào đảo vòng xuyến.
– Phải nhường đường cho các xe đi từ phía bên phải đi trước khi đến điểm giao nhau.
– Trường hợp xe đã đã đi vào điểm giao nhau thì xe nào đến sau phải nhường đường cho xe đi trước.( Ưu tiên nhường đường từ hướng bên trái).
Xem thêm: > Thi bằng lái xe máy Ba Bánh tại Hà Nội <
Lưu ý:
+ Khi làm bài bạn nên đọc kỹ câu hỏi và xét tất cả các quy tắc như ví dụ trên.
+ Nếu đường có đặt biển báo phải xem biển báo đó là biển báo gì có tác dụng gì thì mới hãng xử lý và nếu có đi kèm biển phụ cũng phải xem biển phụ.
+ Còn nếu đường có đèn tín hiệu thì phải xem đèn màu gì và hướng đi theo mũi tên nếu có.
+ Còn nếu có vạch kẻ đường thì phải xem cho kỹ đó và vạch gì tác dụng ra sao.
Liên hệ đăng kí học và thi bằng lái xe máy A1
+ Nộp online: Hotline 0927.679.222 Liên hệ: Zalo hoặc facebook.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của Trung tâm đào tạo lái xe Nam Tiến. Nếu các bạn có nhu cầu học lái xe hãy liên hệ với chúng tôi một cách nhanh chóng nhất để được tư vấn và được hưởng các ưu đãi đặc biệt dành cho các bạn.